PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC GIẾNG KHOAN CHO HỘ GIA ĐÌNH
- Nước giếng khoan (Nước ngầm) là gì ?
Nước ngầm là nước được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất, chất lượng nước ngầm phụ thuộc và thành phần khoáng và cấu trúc địa tầng mà nước thấm qua. Do vậy nước chảy qua các địa tầng chứa granit thường có tính axit và chứa ít chất khoáng. Khi nước ngầm chảy qua địa tầng chứa đá vôi thì nước thường có độ cứng và độ kiềm hydrocacbonat khá cao. [2]
Đặc trưng của nước ngầm:[3]
– Độ đục thấp.
– Nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định.
– Không có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như: CO2, H2S…
– Chứa nhiều khoáng chất hòa toan chủ yếu là sắt, mangan, canxi, magie, flo…
– Không có hiện diện của vi sinh vật.
- Nguyên nhân gây ra ô nhiễm nước ngầm
Sự bùng nổ của dân số: tốc độ phát triển kinh tế đô thị hóa cao: Khi tốc độ phát triển về kinh tế và đô thi hóa cao kết hợp với sự gia tăng về dân số nên nhu cầu về nước sạch rất lớn. Các khu công nghiệp, nhà máy… yêu cầu một lượng lớn nước sạch cho sản xuất. Những nguồn nước này chủ yếu từ nguồn nước ngầm gây cạn kiệt nguồn nước ngầm đồng thời phát sinh ra một lượng lớn nước thải chứa nhiều chất ô nhiễm, những chất bẩn làm ô nhiễm môi trường đất và nước đặc biệt là nước ngầm [3].
Việc khai thác nước ngầm không được quy hoạch quản lý một cách hợp lý: Việc khai thác nước ngầm tự phát việc khoan thăm dò, quản lý các lỗ khoan hoặc xử lý các giếng khai thác tạo ra cửa sổ thủy văn là con đường cho các chất ô nhiễm ngấm vào các tầng trữ nước.
Các loại chất thải , nước thải không được xử lý thích đáng: Các chất thải công nghiệp sinh hoạt, nước thải sản xuất và sinh hoạt không được xử lý nhất là các khu đô thị, khu công nghiệp sẽ làm ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm.
Trình độ thâm canh nông nghiệp: Trong quá trình sản xuất dư lượng thuốc trừ sâu, các chất kích thích tăng trưởng… sẽ ngấm xuống tầng sâu làm ô nhiễm nước ngầm.
Nạn khai thác bừa bãi: gây xói mòn làm các chất ô nhiễm bị rửa trôi khỏi đất vào nước và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, các hoạt động khai khoáng làm tăng các chất hóa học bị rửa trôi.
- Nguồn nước ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào
Nước có nhiều kim loại nặng như Pb(chì), Hg(thủy ngân), |As(asen) gây lên các bệnh về da, thân kinh, tim mạch, xương, răng và hệ sinh sản và là nguyên nhân trực tiếp gây ra các bệnh ung thư.
Các chất hữu cơ như các hợp chất của phenol, thuốc trừ sâu… đều là những chất có độ bền sinh học cao gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người gây ra các nhiễm độc mãn tính và các bệnh ung thư.
Vi khuẩn, virus có trong nguồn nước bị ô nhiễm gây ra các bệnh tả, thương hàn, và bại liệt
- Phương pháp xử lý nước giếng khoan cho hộ gia đình
- Phương pháp xây bể lọc đơn giản
Dùng bể xây hoặc bể nhựa, thùng nhựa, thùng Inox có thể tích từ 200 (lít) trở lên và đảm bảo chiều cao lớp vật liệu lọc >=1m.
Dưới đáy bể dùng ống lọc làm ống thu và ngăn vật liệu không bị chảy ra ngoài.
Thứ tự các loại vật liệu từ dưới lên:
Lớp vật liệu thứ 1:
Dùng sỏi nhỏ kích thước 0.5 – 1cm đổ ngập ống lọc (khoảng 10cm).
Lớp vật liệu thứ 2:
Cát vàng hoặc cát thạch anh và sỏi nhỏ chuyên dùng cho bể lọc ( độ dầy tối thiểu 20 cm ).
Lớp vật liệu thứ 3:
Vật liệu than hoạt tính lọc nước dùng để khử mầu, mùi….các tạp chất hữu cơ có trong nước (độ dầy tối thiểu 30cm ).
Lớp vật liệu thứ 4:
Vật liệu quặng mangan chuyên dụng để xử lý sắt, Mangan, Asen (độ dầy 30-40cmcm ).
Lớp vật liệu thứ 5:
Nguồn nước vào cần được làm thoáng bằng giàn mưa hoặc ejector trộn khí chuyên dụng để tăng hiệu xuất quá trình oxi hóa và loại bỏ khí độc trong nước.
- Phương pháp lọc áp lực
Hệ thống lọc áp lực tự động sục rửa công suất 1 m3/h
Thuyết minh hệ thống:
Nước từ giếng khoan được bơm giếng khoan đẩy qua thiết bị trộn khí Ewater 1 chuyên dụng. Nước sau quá trình trộn khí được phản ứng để oxi hóa sắt từ Fe 2+ thành dạng Fe 3+ tại bồn phản ứng nhanh. [1]
Nước từ bồn phản ứng nhanh được bơm lọc hút và đẩy qua cột lọc số 1: xử lý triệu để kim loại nặng, sắt, mangan ….
Nước từ cột lọc số 1 tiếp tục được chảy qua cột lọc số 2: xử lý màu, mùi, chất hữu cơ.
Nước sau cột thứ 2 được lọc qua thiết bị lọc cặn 5 micron có nhiệm vụ loại bỏ toàn bộ cặn lơ lửng còn sót lại trong nước.
Nước sau cột lọc thứ 2 được xư lý độ cứng cặn vôi canxi bằng vật liệu tro đổi ion tại cột lọc thứ 3. Cột lọc thứ 3 được định kỳ hoàn nguyên tái sinh vật liệu lọc.
Nước sau quá trình lọc được loại bỏ cặn lắng bằng lõi lọc 5 micron sau đó được chứa vào bồn chứa nước sạch cấp đi sử dụng.
Tính ưu việt của hệ thống
Hệ thống vô cùng nhỏ gọn do vậy việc thi công, lắp đặt hoàn toàn dễ dàng nhanh chóng không tốn diện tích so với phương pháp xây bể thông thường, không cần bể lắng.
Khả năng phối trộn khí của EWATER 1 là rất lớn lằm tăng hiệu suất các quá trình xử lý sắt, đuổi các khi độc có trong nước và giảm thời gian thay thế vật liệu lọc.
Hệ thống được thiết kế xử lý triệt để các tạp chất kim loại nặng, sắt, mangan, cặn lơ lửng.
Xử lý màu, mùi.
Hệ thống hoàn toàn tự động sục rửa và hoàn nguyên định kỳ.
Tuổi thọ vật liệu từ 2-5 năm.
Chất lượng sau xử lý đạt QCVN 01-1:2018/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Bộ Xây Dựng (2006), “TCVN 33:2006 – Cấp nước -Mạng lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế“, Bộ Xây Dựng, tr. 65.
- Trịnh Xuân Lai (2004), “Xử lý nước cấp cho sinh hoạt và công nghiệp“, NXB Xây Dựng, tr. 5.
- TS Phạm Việt Hòa TS Phạm Ngọc Hải (2005), “Kỹ Thuật Khai Thác Nước Ngầm“, Nhà xuất bản Xây Dựng, tr. 30.
Liên hệ Hotline: 086 599 8893 (Zalo)
Email: info@etecovn.com
Website: www.etecovn.com
Để được tư vấn miễn phí và nhận được bảng giá mới nhất.