Nuôi cấy vi sinh thế nào cho đúng trong xử lý nước thải

Rate this post

Cách nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải chi tiết như sau:

1. Kiểm soát lưu lượng: Đối với hệ thống mới hoàn toàn, việc kiểm soát lưu lượng nước thải vào bể là yếu tố không thể thiếu khi việc nuôi cấy chỉ có thể tiến hành theo từng mẻ xử lý, tức là nước thải không thể liên tục chảy vào bể Hiếu khí.

2. Kiểm soát nồng độ chất ô nhiễm đầu vào: Một tình huống dễ bắt gặp khi nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải mới xây dựng là hiện tượng sốc tải. Lượng chất ô nhiễm đầu vào quá lớn khiến hệ vi sinh không kịp thích ứng và bị ức chế không thể phát triển được. Trong trường hợp này cần phải pha loãng nồng độ nước thải đầu vào. Đối với hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, có thể bỏ qua quá trình pha loãng tuy nhiên phải tăng thời gian sục khí.

3. Kiểm soát các thông số vận hành: Nước thải trước khi đưa vào hệ thống xử lý sinh học cần đảm bảo các yếu tố sau:

  • pH: 6,5 – 8,5
  • Nhiệt độ: 12 – 40oC
  • Nồng độ DO trong bể: 2 – 4 mg/L
  • Hàm lượng cặn lơ lửng: Không vượt quá 150 mg/L
  • Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất độc.
  • Tỉ lệ dinh dưỡng tối ưu C:N:P = 100:5:1

Cách nuôi cấy nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải được tiến hành như sau:

Trước khi tiến hành nuôi cấy vi sinh cần phải khởi động hệ thống, đảm bảo các thiết bị trong hệ thống hoạt động ổn định. Sau đó, tiến hành nuôi cấy theo trình tự như sau:

  • 1. Bật bơm nước thải từ bể điều hòa hoặc bể gom vào bể Hiếu khí. Đối với nước thải sinh hoạt thì không cần pha loãng, bơm nước thải đầy dung tích bể.
  • 2. Bật máy thổi khí để cấp khí vào hệ thống, điều chỉnh hệ thống phân phối khí toàn bộ diện tích bể.
  • 3. Cho bùn vi sinh xử lý nước thải sinh hoạt vào bể, sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí sục liên tục. Sau 6h, tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải: pH, DO, Nhiệt độ, SVI. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

Cách nuôi cấy vi sinh trong xử lý nước thải qua các ngày như sau:

1. Ngày thứ 1:

Tắt máy thổi khí để lắng từ 1 – 2h. Sau đó cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20 – 30% thể tích làm việc của bể. Bơm nước thải mới vào bằng với lượng nước đã bơm ra trước đó. Tiếp tục sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí. Sau 2 – 4h, tiến hành kiểm tra các thông số trong bể: pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SVI. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

2. Ngày thứ 2:

Tắt máy thổi khí để lắng từ 1 – 2h. Sau đó cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20 – 30% thể tích làm việc của bể. Bơm nước thải mới vào bằng với lượng nước đã bơm ra trước đó. Tiếp tục sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí. Sau 2 – 4h, tiến hành kiểm tra các thông số trong bể: pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SV30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

3. Ngày thứ 3:

Tắt máy thổi khí để lắng từ 1 – 2h. Sau đó cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20 – 30% thể tích làm việc của bể. Bơm nước thải mới vào bằng với lượng nước đã bơm ra trước đó. Tiếp tục sục khí và bổ sung men vi sinh hiếu khí. Sau 2 – 4h, tiến hành kiểm tra các thông số trong bể: pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SV30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

4. Ngày thứ 4:

Tắt máy thổi khí để lắng từ 1 – 2h. Sau đó cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20 – 30% thể tích làm việc của bể. Bơm nước thải mới vào bằng với lượng nước đã bơm ra trước đó. Tiếp tục sục khí nhưng không bổ sung men vi sinh hiếu khí. Sau 2 – 4h, tiến hành kiểm tra các thông số trong bể: pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, S30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

5. Ngày thứ 5:

Tắt máy thổi khí để lắng từ 1 – 2h. Sau đó cho nước trong ra, lượng nước bơm ra bằng 20 – 30% thể tích làm việc của bể. Bơm nước thải mới vào bằng với lượng nước đã bơm ra trước đó. Tiếp tục sục khí. Sau 2 – 4h, tiến hành kiểm tra các thông số trong bể: pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SV30. Ghi lại vào tài liệu vận hành.

6. Ngày thứ 6:

Kiểm tra các thông số pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SV30, SVI. Múc mẫu nước thải khi bể đang hoạt động (đang sục khí) kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn. Kiểm tra nồng độ bùn trong bể. Ghi lại vào tài liệu vận hành. Nếu các thông số trên đạt chỉ tiêu thì có thể tăng lưu lượng bơm ra – nước thải vào lên 40 – 50%. Duy trì lưu lượng trong 2 – 4 ngày để vi sinh vật thích nghi. Trong trường hợp không đạt thì kiểm tra lại các thông số đầu vào nước thải tại bể gom hoặc bể điều hòa theo chỉ tiêu đã nêu ở trên.

7. Các ngày tiếp theo:

Chuyển chế độ vận hành bằng tay sang chế độ vận hành tự động. Kiểm tra chất lượng nước đầu ra hàng ngày. Kiểm tra các thông số pH, Nhiệt độ, DO, Màu bùn, SV30, SVI, F/M. Ghi lại vào tài liệu vận hành để theo dõi.

Cách nuôi cấy vi sinh này đã được Công ty Môi trường ETECO áp dụng trong hơn 30 hệ thống xứ lý nước thải lớn nhỏ, Hệ thống lớn nhất là hệ thống xử lý nước thải tập trung 12.900 m3 khu công nghiệp Hòa Xá.

Phương pháp nuôi cấy vi sinh này đảm bảo giữ lại tối đa lượng vi sinh sinh ra trong nước thải.

Trong quá trình nuôi cấy vi sinh có thể gặp rất nhiều vấn đề, Quý khách hàng có thể nghiên cứu chi tiết hơn sự cố trong hệ thống xử lý nước thải tại rất nhiều bài viết trên website.

==>> Xem thêm bài viết Khắc phục sự cố hệ thống xử lý nước thải sử dụng bùn hoạt tính để giải quyết các sự cố kịp thời

Dịch vụ Nuôi cấy vi sinh xử lý nước thải của ETECO

Trong trường hợp Quý khách hàng thực hiện theo các cách nuôi cấy bùn vi sinh xử lý nước thải nêu trên mà không thành, hoặc không có thời gian và chuyên môn thực hiện có thể liên hệ với ETECO để được hỗ trợ.

ETECO cung cấp đầy đủ các dịch vụ từ việc cung cấp vi sinh mầm, chế phẩm vi sinh, dưỡng chất cho vi sinh phát triển, hay cung cấp cả dịch vụ khởi động hệ thống, nuôi cấy vi sinh vật trong hệ thống xử lý nước thải.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0865598893