Giấy phép môi trường là khái niệm pháp lý mới được quy định trong Luật BVMT 2020 (có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022). Sau đây, Đại Nam sẽ làm rõ những vấn đề về những nội dung trong giấy phép môi trường, quy định và những cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường,… trong bài viết.
Contents
Giấy phép môi trường là gì?
Theo Khoản 8, Điều 3 Luật BVMT số 72/2020/QH14, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
Giấy phép môi trường bao gồm những gì?
Theo quy định của Luật BVMT thì giấy phép môi trường sẽ được tích hợp các thủ tục hồ sơ sau:
- Giấy xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường
- Giấy phép xả nước thải vào nguồn nước (quy định tại luật Tài nguyên nước)
- Giấy phép xả nước thải vào công trình thủy lợi (quy định tại luật Thủy lợi)
- Giấy xác nhận đủ điều kiện về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất
- Giấy phép xử lý chất thải nguy hại
- Sổ đăng ký chủ nguồn thải chất thải nguy hại
- Giấy phép xả khí thải công nghiệp
Những quy định bắt buộc khi xin giấy phép môi trường
Về đối tượng cấp giấy phép môi trường:
- Các dự án đầu tư trong nhóm I, II, III có phát sinh về nước thải, khí thải, bụi xả ra ngoài môi trường cần phải tiến hành xử lý hoặc phát sinh ra các loại chất thải nguy hại, phải được quản lý theo quy định khi đi vào quá trình vận hành.
- Các dự án đầu tư, các khu sản xuất, trung tâm dịch vụ, cụm công nghiệp, hoạt động có tiêu chí về môi trường, chẳng hạn như các đối tượng được quy định tại Khoản 1 để được cấp giấy phép môi trường.
- Các dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công sẽ được miễn lập giấy phép môi trường.
Về thời điểm cấp giấy phép môi trường:
- Những dự án thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi vận hành thử nghiệm công trình hệ thống xử lý nước thải.
- Những dự án không thuộc đối tượng lập ĐTM, phải có giấy phép môi trường trước khi cơ quan chuyên môn ban hành các văn bản như phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt kế hoạch thăm dò,…
- Dự án không thuộc đối tượng phải thẩm định báo cáo cứu khả thi theo quy định pháp luật về xây dựng thì phải xin giấy phép môi trường trước khi cấp, điều chỉnh giấy phép xây dựng của cơ quan chuyên môn.
- Dự án đã đi vào hoạt động chính thức trước ngày luật BVMT 2020 có hiệu lực thì phải hoàn thành giấy phép môi trường trong 36 ngày kể từ khi Luật có hiệu lực thi hành.
Hồ sơ xin giấy phép môi trường
- Văn bản đề nghị và báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Những cơ quan có thẩm quyền phê duyệt hồ sơ giấy phép môi trường
- Bộ TNMT: Phụ trách phê duyệt thẩm định báo cáo ĐTM phải có giấy phép môi trường với dự án nằm trên địa bàn từ 2 đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Bộ Quốc phòng, Bộ Công an: áp dụng với những dự án đầu tư và sở thuộc bí mật của nhà nước về quốc phòng và an ninh.
- UBND cấp tỉnh: cấp giấy phép môi trường cho dự án thuộc nhóm II, III.
- UBND cấp huyện: cấp giấy phép môi trường cho những dự án còn lại.